Phát triển chuyên môn

Cover letter là gì? Cách trình bày cover letter chuyên nghiệp

Cover letter là một phần không thể thiếu khi tìm việc bởi dựa vào đây các ứng viên mới chinh phục được nhà tuyển dụng. Vậy cover letter là gì? Cách trình bày cover letter chuyên nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau bạn nhé!

Cover letter là gì? Tầm quan trọng của cover letter

Cover letter hay motivation letter được hiểu là thư xin việc/thư ứng tuyển. Đây là bảng mô tả những thông tin về ứng viên bao gồm những lý do và nguyện vọng muốn tham gia ứng tuyển tại công ty. Cùng với đó là CV tìm việc được đính kèm, trong đó trình bày chi tiết những kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên.

Trong cover letter, bạn cần làm nổi bật những thế mạnh của bản thân liên quan đến vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng có thể tổng hợp những ưu điểm của bạn. Từ đó họ mới có thể xem xét và đưa ra quyết định lựa chọn bạn tham gia phỏng vấn hay không. Vì thế, cover letter là bước đầu tiên khá quan trọng trong quá trình tìm việc mà chúng ta không nên thiết sót.

Đặc biệt, các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm sự phù hợp giữa mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên với hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần cụ thể các mục tiêu để họ cảm thấy bạn là sự lựa chọn thích hợp nhất. Qua đây, còn giúp nhà tuyển dụng sàng lọc hồ sơ nhanh chóng để tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên.

Cách soạn cover letter theo form chuyên nghiệp nhất

Hiện nay, có rất nhiều mẫu cover letter khác nhau, tùy vào yêu cầu công việc mà các bạn trình bày cách thức khác nhau sao cho chuyên nghiệp. Nhưng về cơ bản một cover letter đúng chuẩn cần đảm bảo các nội dung sau:

Tiêu đề: Trình bày tiêu đề ngắn gọn, dễ hiểu giống với CV như: Họ tên_Vị trí ứng tuyển.

Mở đầu: Để viết được đoạn mở đầu thì các bạn cần tìm hiểu qua bộ phận mà mình sắp ứng tuyển, càng tốt hơn nếu chúng ta biết được tên nhà tuyển dụng. Bởi trong phần đầu sẽ viết: Dear Mr/Ms + tên nhà tuyển dụng hoặc Dear + tên bộ phận công ty.

Phần nội dung: Một cover letter chuyên nghiệp chỉ cần nêu khái quát từ 1-2 đoạn văn ngắn. Tránh trình bày quá dài bởi nhà tuyển dụng thường xem sơ lược qua các thông tin chính. Trong đó, các bạn chỉ cần trả lời được các câu hỏi như sau: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? Bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm gì để đáp ứng nhu cầu công việc? Tại sao bạn lựa chọn ứng tuyển tại công ty?.

Đoạn cuối: Ở cuối đoạn thư ứng tuyển, các bạn cần điểm lại các nội dung để hoàn chỉnh một cover letter chuyên nghiệp. Trong đó, khẳng định lại lý do quyết định ứng tuyển, thể hiện rằng bạn là người phù hợp cho vị trí này. Bên cạnh đó, nhắc đến CV đính kèm, cung cấp các thông tin cá nhân (số điện thoại, email) để bộ phận nhân sự liên lạc với bạn.

Lời kết: Lời cảm ơn chân thành cuối thư là điều không nên bỏ qua trong một thư xin việc. Đây là yếu tố để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người lịch sự. Đặc biệt, chúng ta nên thay thế chữ ký cuối thư bằng họ tên đầy đủ để tạo sự chuyên nghiệp hơn.

Những điều cần lưu ý khi viết cover letter

Một bức thư xin việc chuyên nghiệp cần lưu ý về mặt nội dung lẫn hình thức với đầy đủ thông tin chính xác, rõ ràng. Do vậy, có những điều mà mọi người cần lưu ý như sau:

Tìm hiểu yêu cầu về vị trí ứng tuyển: Để thư xin việc trình bày đầy đủ nội dung thì các bạn cần tìm hiểu bảng mô tả công việc. Từ đây, chúng ta mới có thể diễn đạt đúng nội dung trọng tâm theo yêu cầu công việc.

Diễn đạt câu từ trôi chảy, ấn tượng: Bạn cần diễn đạt câu chữ cho thật suôn và dễ đọc, tránh sai chính tả. Đồng thời nội dung cần ngắn gọn, súc tích, không lan man dài dòng. Thông thường một mẫu thư xin việc đúng chuẩn sẽ cô đọng nội dung trong một trang A4.

Định dạng font chữ: Chú ý cần định dạng font chữ đồng nhất trong thư xin việc và CV. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng đến kiểu dáng mẫu thư, bởi khi nhìn vào mẫu thiết kế ấn tượng sẽ giúp cover letter của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.

Với phần trình bày trên thì các bạn đã hiểu rõ cover letter là gì. Qua đây, chúng ta còn biết cách trình bày nội dung thư xin việc sao cho thật chuyên nghiệp. Hi vọng mọi người có thể thành công gây ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng.

Kiến Trúc Sư Cần Học Gì Và Rèn Luyện Kỹ Năng Gì?

Bạn là người yêu thích vẽ, thích sự sáng tạo và có mong muốn trở thành kiến trúc sư. Nhưng không biết sẽ bắt đầu từ đâu, cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì? Vậy bài viết sau đây chính là dành cho bạn, giúp bạn có được những định hướng đúng đắn về ngành kiến trúc và hiểu được kiến trúc sư cần học gì.

Để trở thành một kiến trúc sư, bên cạnh việc có nhiều kiến thức bạn cũng cần học tập để trau dồi những kỹ năng cho mình. Cụ thể là:

  1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Có thể bạn nghĩ kiến trúc sư chỉ cần có kỹ năng vẽ, nhưng thực tế để có thể trở thành một kiến trúc sư giỏi thì cần xem xét đến rất nhiều yếu tố kỹ năng mềm, một trong số đó là khả năng giao tiếp. Việc giỏi giao tiếp sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn có thể trình bày tầm nhìn của mình, trao đổi ý kiến với các bên liên quan một cách suôn sẻ, đặc biệt là trong quá trình làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên hiểu ý nhau, phối hợp với nhau một cách hiệu quả.

  • Kiến thức về pháp luật

Việc kiến trúc sư có hiểu biết về khung pháp lý cho cơ sở hạ tầng là điều rất cần thiết vì việc bạn xây dựng nên một bản thiết kế, cách thức thiết kế của bạn cũng phải tuân theo những quy chuẩn xây dựng và Luật xây dựng. Do đó, bạn phải thường xuyên cập nhật những kiến thức về pháp lỹ cũng như nhắc nhở các thành viên khác trong nhóm về luật pháp khi chuẩn bị làm việc với thiết kế mới để không xảy ra trường hợp phải vẽ lại bản thiết kế mới vì quy chuẩn xây dựng đã thay đổi.

  • Kiến thức toán học

So với kỹ sư xây dựng thì công việc của kiến trúc sư yêu cầu sự khéo léo, tinh tế và tính nghệ thuật nhiều hơn nhưng kiến thức toán học vững vàng vẫn là yếu tố không thể thiếu để phục vụ cho công việc. Thiết kế không phải dựa trên sự cảm tính mà người kiến trúc sư cũng cần phải tuân thủ cơ sở đo lường chính xác, tỷ lệ phù hợp và khả thi nếu muốn bản thiết kế được triển khai trên thực tế. Do đó, để có thể trở thành một kiến trúc sư giỏi thì bạn cũng cần đầu tư cho việc học tốt môn toán học.

  • Kiến thức về kỹ thuật

Vì là công việc liên quan đến kiến trúc nên bạn cũng cần học những kiến thức về kỹ thuật. Một số thiết kế có thể phức tạp hơn so với thiết kế khác, nhưng bạn vẫn cần căn cứ vào thực tế. Do đó việc bạn nắm được kiến thức sơ bộ về các nguyên tắc kỹ thuật sẽ giúp công việc của bạn đạt hiệu quả cao mặc dù bạn sẽ được các đồng nghiệp kỹ sư định hướng để có những bản thiết kế tốt hơn.

  • Kiến thức về mỹ thuật

Một trong những thứ bạn không thể thiếu nếu muốn trở thành kiến trúc sư là kiến thức về mỹ thuật, khả năng hội họa thể hiện qua việc bạn vẽ trên giấy, bản vẽ. Đặc biệt, kiến trúc sư cần có khả năng tư duy trừu tượng, tức là bạn sẽ có thể hình dung được công trình mình đang chịu trách nhiệm thiết kế ngay cả khi chưa có bản phác thảo.

  • Kỹ năng lãnh đạo

Có thể nói kỹ năng lãnh đạo sẽ là một bước đệm để bạn dễ dàng đạt được thành công trong tương lai, trở thành một kiến trúc sư có khả năng dẫn dắt nhóm thiết kế và hợp tác với nhiều người khác. Có rất nhiều nhiệm vụ cho bạn đảm nhận nếu có được khả năng lãnh đạo, một số người thậm chí còn chỉ đạo tầm nhìn cho dự án mới hay bạn sẽ quản lý một vài thành viên trong nhóm khi chuyển từ thiết kế sơ lược ban đầu sang bản thiết kế chi tiết để triển khai.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hình dung phần nào về nhưng kỹ năng cần thiết của một kiến trúc sư cũng như nắm được kiến trúc sư cần học gì để có thể phục vụ tốt nhất cho công việc. Nếu công việc này phù hợp với bạn và bạn quyết theo đuổi thì từ ngay bây giờ hãy đặt ra cho mình những mục tiêu, kế hoạch rèn luyện và học tập để chinh phục được ước mơ trở thành kiến trúc sư bạn nhé!

Entry level là gì? Mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp

Có lẽ cụm từ entry level còn khá xa lạ với nhiều bạn bởi đây là một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực tuyển dụng. Để hiểu rõ hơn entry level là gì thì chúng ta cần biết tính chất công việc và entry level dành cho đối tượng nào. Vấn đề này sẽ được giải đáp nhanh trong bài viết sau.

Entry level là gì? Dành cho những đối tượng nào?

Entry level là một cụm từ tiếng Anh được hiểu với nghĩa là vị trí tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm, trong đó không yêu cầu quá nhiều chuyên môn và kỹ năng.  Vì vậy, thường vị trí này sẽ dành cho những bạn trẻ mới ra trường với mức lương khá thấp. Ngoài ra, vị trí công việc còn có thể đòi hỏi một số kiến thức chuyên môn, các công việc ngoài giờ, các công việc được đào tạo online khi tuyển dụng.

Entry level là bước khởi đầu tạo nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên mới ra trường có điều kiện được thực tập để tiếp xúc với tình hình thực tế công việc. Từ đó giúp các bạn có thể hoàn thành kỳ thực tập cuối khóa và đặc biệt tạo cơ hội để định hướng công việc sau khi ra trường.

Đối với các doanh nghiệp, vị trí entry level giúp lựa chọn thế hệ các bạn trẻ có năng lực và nhiệt huyết với công việc. Từ đó bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Như vậy, entry level mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Những lợi ích khi tuyển dụng nhân sự ở vị trí entry level

Mặc dù tuyển dụng vị trí entry level sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhưng những lợi ích mang lại khá lớn. Trong đó, có những lợi ích nổi bật như sau:

Tiết kiệm chi phí: Đối với sinh viên mới ra trường thường chưa có kinh nghiệm làm việc nên mức lương khá thấp. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí. Ở một số công ty vẫn duy trì mức lương như thế nhưng năng suất công việc của các bạn ngày càng tăng cao hơn.

Đào tạo được đội ngũ nhân viên tiềm năng: Với tấm bằng danh giá từ các trường cao đẳng, đại học giúp các bạn có nền tảng vững chắc và rất dễ dàng hòa nhập với công việc. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đào tạo được nguồn lực đầy tiềm năng  để bố trí vào các phòng ban.

Nguồn lực có nhiều kỹ năng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không ngừng đổi mới và vận hành các ứng dụng công nghệ vào trong kinh doanh sản xuất. Mà để áp dụng thành công thì rất cần đội ngũ nhân lực trẻ tuổi có khả năng bắt kịp các ứng dụng tiên tiến. Đồng thời với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ là tiềm lực lớn để mở rộng mối quan hệ giao thương với bạn bè đối tác. Từ đó mang đến những kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.

Khi tuyển dụng entry level cần có yêu cầu gì?

Tuyển dụng nhân sự ở vị trí entry level theo 2 trường hợp như sau:

Yêu cầu bằng cấp: Ở một số lĩnh vực như tài chính, tư vấn, tiếp thị, chăm sóc sức khỏe… khi ứng tuyển có những đòi hỏi về bằng cấp cao đẳng/đại học.

Không yêu cầu bằng cấp: Vị trí entry level ở một số công việc như sale, nhà hàng, khách sạn, quảng cáo, một số công việc hành chính… không yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm.

Ngoài ra, không ít các thông tin tuyển dụng vị trí entry level nhưng phần yêu cầu khá cao từ bằng cấp đến kinh nghiệm. Bởi các nhà tuyển dụng vẫn hy vọng rằng sẽ tìm được các ứng viên có những bài học thực tế. Do vậy, những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc bán thời gian và kinh nghiệm thực tập trước đó là ưu điểm mà bạn có thể trình bày với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, họ vẫn xem xét các ứng viên chưa có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, để ứng tuyển vào vị trí công việc không chỉ phụ thuộc vào những chuyên môn và kinh nghiệm trước đó. Mà quan trọng chính là những kỹ năng mà chúng ta thể hiện với nhà tuyển dụng để họ cảm thấy bạn là người phù hợp. Bởi trong quá trình làm việc, những kiến thức chuyên môn sẽ dần hoàn thiện và vận dụng vào công việc tốt hơn. Thay vào đó, điều bạn cần quan tâm là thể hiện những ưu điểm trong CV thật ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng.

Phần trình bày đã giúp chúng ta hiểu rõ entry level là gì. Qua đây còn giúp các bạn hiểu tường tận vị trí công việc tạo cơ hội phát triển ra sao. Hi vọng với cái nhìn bao quát về công việc này mà mọi người có thể trang bị những kỹ năng cần thiết cho mình. 

Điều phối viên là gì? Thực hiện những công việc nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng hóa, dịch vụ sẽ cần đến vị trí công việc điều phối viên. Vậy điều phối viên là gì? Họ thực hiện những công việc nào? Cần có những kỹ năng gì để trở thành điều phối viên chuyên nghiệp? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong phần trình bày sau.

Điều phối viên là gì? Thực hiện những công việc nào?

Điều phối viên là những người lên kế hoạch, tổ chức và sắp xếp công việc. Trong đó, nhân viên điều phối phải đứng ra theo dõi quá trình thực hiện để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ. Đồng thời họ sẽ quan sát và xử lý những tình huống phát sinh, điều hướng nhân viên thực hiện công việc để cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cụ thể, công việc của một điều phối viên được phân chia như sau:

Bên ngoài doanh nghiệp: Các điều phối viên có nhiệm vụ phối hợp với các đối tác để tổ chức công việc, đưa ra các chính sách nhằm gắn kết các đối tác và thống nhất trong hoạt động. Ngoài ra, họ còn phối hợp với các đơn vị để hỗ trợ cho các dự án, xây dựng các chương trình liên kết mở rộng thị trường để phát triển các sản phẩm của công ty.

Bên trong doanh nghiệp: Nhiệm vụ của điều phối viên bên trong doanh nghiệp là phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện một số công việc nội bộ trong các dự án. Trong đó là lập kế hoạch thực hiện các dự án, ghi nhận các phản hồi và thực hiện việc báo cáo các hoạt động diễn ra trong nhiệm vụ được giao. Đồng thời trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của điều phối viên còn thu thập thông tin, lưu trữ và quản lý hồ sơ, xử lý các số liệu để tổng hợp tình hình. Từ đó tiến hành phân tích và đánh giá kết quả công việc để báo cáo cho lãnh đạo cấp trên và phục vụ trong công tác quản lý nhà nước.

Các kỹ năng cần có của một điều phối viên chuyên nghiệp

Để trở thành một điều phối viên chuyên nghiệp thì trước tiên các bạn cần biết những kỹ năng cần có để đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong đó, có những kỹ năng quan trọng như sau:

Kỹ năng điều phối: Đây là một kỹ năng bắt buộc của một điều phối viên để vận hành công việc. Trong đó, các bạn sẽ đóng vai trò là người giám sát để thúc đẩy và gắn kết các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không có kỹ năng này thì công việc sẽ bị tồn đọng và không bao giờ hoàn thành đúng tiến độ.

Kỹ năng hướng dẫn: Điều phối viên sẽ thường xuyên lên kế hoạch và sắp xếp công việc cho nhân viên của mình. Do vậy, các bạn cần có kỹ năng hướng dẫn để nhân viên hiểu rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ của họ.

Kỹ năng quản lý thời gian: Nếu hoạt động trong lĩnh vực sự kiện thì kỹ năng quản lý thời gian đối với điều phối viên là cực kỳ quan trọng. Bởi các sự kiện thường phát sinh thời gian diễn ra có khi quá lâu hoặc kết thúc sớm hơn dự kiến. Do vậy, các điều phối viên cần chủ động trong mọi việc để chương trình diễn ra theo đúng kế hoạch.

Kỹ năng giao tiếp: Điều phối viên sẽ thường xuyên tiếp xúc với các đối tác để hoàn thành dự án. Đồng thời họ sẽ làm trung gian giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới, làm việc với các phòng ban liên quan. Vì vậy, các điều phối viên cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo và đàm phán để mang đến thành công trong công việc.

Kỹ năng tiếp thu cái mới: Công việc điều phối viên không chỉ trực tiếp giám sát mà các bạn cần quản lý nhân viên thông qua phần mềm công nghệ. Do vậy, chúng ta cần tiếp thu và học hỏi các phần mềm ứng dụng để quản lý công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Quy trình điều phối công việc theo đúng chuẩn

Mỗi một lĩnh vực khác nhau thì điều phối viên sẽ có những cách thức hoạt động khác nhau. Nhưng chung quy một quy trình điều phối công việc theo đúng chuẩn sẽ tiến hành theo các bước sau:

Xác định mục tiêu: Để bắt đầu công việc thì các bạn cần hiểu rõ mục tiêu cần đạt được. Khi đã xác định được mục tiêu thì mới chuẩn bị những nội dung cần thiết, trong đó bao gồm quá trình thực hiện và thời gian hoàn thành.

Lên kế hoạch thực hiện: Khi đã xác định được mục tiêu và có cái nhìn tổng quan về bức tranh công việc thì chúng ta mới tiến hành lên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Ví dụ khi lên một kế hoạch tổ chức sự kiện thì các bạn cần chuẩn bị những gì để quá trình sự kiện diễn ra suôn sẻ ở các giai đoạn trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện.

Phân công và kiểm soát: Sau khi lên kế hoạch chi tiết và phổ biến đến từng thành viên thì điều phối viên sẽ phân công và trực tiếp hướng dẫn công việc. Đồng thời kiểm soát quá trình thực hiện để đôn đốc thời gian hoàn thành, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh để đảm bảo công việc không bị gián đoạn.

Với những phân tích trên đã giúp chúng ta hiểu rõ điều phối viên là gì. Nhìn chung, đây là công việc đầy tiềm năng phát triển mà các bạn có thể tìm thấy trong các lĩnh vực như: vận tải, tổ chức sự kiện, điều phối kho hàng và giao hàng… Đây cũng là công việc mang đến thu nhập ổn định nhờ lương và thưởng hấp dẫn. Mọi người có thể cân nhắc lựa chọn hướng đi vững chắc trong ngành nghề này nhé!