InvesterW

Cover letter là gì? Cách trình bày cover letter chuyên nghiệp

Cover letter là một phần không thể thiếu khi tìm việc bởi dựa vào đây các ứng viên mới chinh phục được nhà tuyển dụng. Vậy cover letter là gì? Cách trình bày cover letter chuyên nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau bạn nhé!

Cover letter là gì? Tầm quan trọng của cover letter

Cover letter hay motivation letter được hiểu là thư xin việc/thư ứng tuyển. Đây là bảng mô tả những thông tin về ứng viên bao gồm những lý do và nguyện vọng muốn tham gia ứng tuyển tại công ty. Cùng với đó là CV tìm việc được đính kèm, trong đó trình bày chi tiết những kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên.

Trong cover letter, bạn cần làm nổi bật những thế mạnh của bản thân liên quan đến vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng có thể tổng hợp những ưu điểm của bạn. Từ đó họ mới có thể xem xét và đưa ra quyết định lựa chọn bạn tham gia phỏng vấn hay không. Vì thế, cover letter là bước đầu tiên khá quan trọng trong quá trình tìm việc mà chúng ta không nên thiết sót.

Đặc biệt, các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm sự phù hợp giữa mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên với hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần cụ thể các mục tiêu để họ cảm thấy bạn là sự lựa chọn thích hợp nhất. Qua đây, còn giúp nhà tuyển dụng sàng lọc hồ sơ nhanh chóng để tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên.

Cách soạn cover letter theo form chuyên nghiệp nhất

Hiện nay, có rất nhiều mẫu cover letter khác nhau, tùy vào yêu cầu công việc mà các bạn trình bày cách thức khác nhau sao cho chuyên nghiệp. Nhưng về cơ bản một cover letter đúng chuẩn cần đảm bảo các nội dung sau:

Tiêu đề: Trình bày tiêu đề ngắn gọn, dễ hiểu giống với CV như: Họ tên_Vị trí ứng tuyển.

Mở đầu: Để viết được đoạn mở đầu thì các bạn cần tìm hiểu qua bộ phận mà mình sắp ứng tuyển, càng tốt hơn nếu chúng ta biết được tên nhà tuyển dụng. Bởi trong phần đầu sẽ viết: Dear Mr/Ms + tên nhà tuyển dụng hoặc Dear + tên bộ phận công ty.

Phần nội dung: Một cover letter chuyên nghiệp chỉ cần nêu khái quát từ 1-2 đoạn văn ngắn. Tránh trình bày quá dài bởi nhà tuyển dụng thường xem sơ lược qua các thông tin chính. Trong đó, các bạn chỉ cần trả lời được các câu hỏi như sau: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? Bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm gì để đáp ứng nhu cầu công việc? Tại sao bạn lựa chọn ứng tuyển tại công ty?.

Đoạn cuối: Ở cuối đoạn thư ứng tuyển, các bạn cần điểm lại các nội dung để hoàn chỉnh một cover letter chuyên nghiệp. Trong đó, khẳng định lại lý do quyết định ứng tuyển, thể hiện rằng bạn là người phù hợp cho vị trí này. Bên cạnh đó, nhắc đến CV đính kèm, cung cấp các thông tin cá nhân (số điện thoại, email) để bộ phận nhân sự liên lạc với bạn.

Lời kết: Lời cảm ơn chân thành cuối thư là điều không nên bỏ qua trong một thư xin việc. Đây là yếu tố để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người lịch sự. Đặc biệt, chúng ta nên thay thế chữ ký cuối thư bằng họ tên đầy đủ để tạo sự chuyên nghiệp hơn.

Những điều cần lưu ý khi viết cover letter

Một bức thư xin việc chuyên nghiệp cần lưu ý về mặt nội dung lẫn hình thức với đầy đủ thông tin chính xác, rõ ràng. Do vậy, có những điều mà mọi người cần lưu ý như sau:

Tìm hiểu yêu cầu về vị trí ứng tuyển: Để thư xin việc trình bày đầy đủ nội dung thì các bạn cần tìm hiểu bảng mô tả công việc. Từ đây, chúng ta mới có thể diễn đạt đúng nội dung trọng tâm theo yêu cầu công việc.

Diễn đạt câu từ trôi chảy, ấn tượng: Bạn cần diễn đạt câu chữ cho thật suôn và dễ đọc, tránh sai chính tả. Đồng thời nội dung cần ngắn gọn, súc tích, không lan man dài dòng. Thông thường một mẫu thư xin việc đúng chuẩn sẽ cô đọng nội dung trong một trang A4.

Định dạng font chữ: Chú ý cần định dạng font chữ đồng nhất trong thư xin việc và CV. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú trọng đến kiểu dáng mẫu thư, bởi khi nhìn vào mẫu thiết kế ấn tượng sẽ giúp cover letter của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.

Với phần trình bày trên thì các bạn đã hiểu rõ cover letter là gì. Qua đây, chúng ta còn biết cách trình bày nội dung thư xin việc sao cho thật chuyên nghiệp. Hi vọng mọi người có thể thành công gây ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng.

Kiến Trúc Sư Cần Học Gì Và Rèn Luyện Kỹ Năng Gì?

Bạn là người yêu thích vẽ, thích sự sáng tạo và có mong muốn trở thành kiến trúc sư. Nhưng không biết sẽ bắt đầu từ đâu, cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì? Vậy bài viết sau đây chính là dành cho bạn, giúp bạn có được những định hướng đúng đắn về ngành kiến trúc và hiểu được kiến trúc sư cần học gì.

Để trở thành một kiến trúc sư, bên cạnh việc có nhiều kiến thức bạn cũng cần học tập để trau dồi những kỹ năng cho mình. Cụ thể là:

  1. Kỹ năng giao tiếp tốt

Có thể bạn nghĩ kiến trúc sư chỉ cần có kỹ năng vẽ, nhưng thực tế để có thể trở thành một kiến trúc sư giỏi thì cần xem xét đến rất nhiều yếu tố kỹ năng mềm, một trong số đó là khả năng giao tiếp. Việc giỏi giao tiếp sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn có thể trình bày tầm nhìn của mình, trao đổi ý kiến với các bên liên quan một cách suôn sẻ, đặc biệt là trong quá trình làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên hiểu ý nhau, phối hợp với nhau một cách hiệu quả.

  • Kiến thức về pháp luật

Việc kiến trúc sư có hiểu biết về khung pháp lý cho cơ sở hạ tầng là điều rất cần thiết vì việc bạn xây dựng nên một bản thiết kế, cách thức thiết kế của bạn cũng phải tuân theo những quy chuẩn xây dựng và Luật xây dựng. Do đó, bạn phải thường xuyên cập nhật những kiến thức về pháp lỹ cũng như nhắc nhở các thành viên khác trong nhóm về luật pháp khi chuẩn bị làm việc với thiết kế mới để không xảy ra trường hợp phải vẽ lại bản thiết kế mới vì quy chuẩn xây dựng đã thay đổi.

  • Kiến thức toán học

So với kỹ sư xây dựng thì công việc của kiến trúc sư yêu cầu sự khéo léo, tinh tế và tính nghệ thuật nhiều hơn nhưng kiến thức toán học vững vàng vẫn là yếu tố không thể thiếu để phục vụ cho công việc. Thiết kế không phải dựa trên sự cảm tính mà người kiến trúc sư cũng cần phải tuân thủ cơ sở đo lường chính xác, tỷ lệ phù hợp và khả thi nếu muốn bản thiết kế được triển khai trên thực tế. Do đó, để có thể trở thành một kiến trúc sư giỏi thì bạn cũng cần đầu tư cho việc học tốt môn toán học.

  • Kiến thức về kỹ thuật

Vì là công việc liên quan đến kiến trúc nên bạn cũng cần học những kiến thức về kỹ thuật. Một số thiết kế có thể phức tạp hơn so với thiết kế khác, nhưng bạn vẫn cần căn cứ vào thực tế. Do đó việc bạn nắm được kiến thức sơ bộ về các nguyên tắc kỹ thuật sẽ giúp công việc của bạn đạt hiệu quả cao mặc dù bạn sẽ được các đồng nghiệp kỹ sư định hướng để có những bản thiết kế tốt hơn.

  • Kiến thức về mỹ thuật

Một trong những thứ bạn không thể thiếu nếu muốn trở thành kiến trúc sư là kiến thức về mỹ thuật, khả năng hội họa thể hiện qua việc bạn vẽ trên giấy, bản vẽ. Đặc biệt, kiến trúc sư cần có khả năng tư duy trừu tượng, tức là bạn sẽ có thể hình dung được công trình mình đang chịu trách nhiệm thiết kế ngay cả khi chưa có bản phác thảo.

  • Kỹ năng lãnh đạo

Có thể nói kỹ năng lãnh đạo sẽ là một bước đệm để bạn dễ dàng đạt được thành công trong tương lai, trở thành một kiến trúc sư có khả năng dẫn dắt nhóm thiết kế và hợp tác với nhiều người khác. Có rất nhiều nhiệm vụ cho bạn đảm nhận nếu có được khả năng lãnh đạo, một số người thậm chí còn chỉ đạo tầm nhìn cho dự án mới hay bạn sẽ quản lý một vài thành viên trong nhóm khi chuyển từ thiết kế sơ lược ban đầu sang bản thiết kế chi tiết để triển khai.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hình dung phần nào về nhưng kỹ năng cần thiết của một kiến trúc sư cũng như nắm được kiến trúc sư cần học gì để có thể phục vụ tốt nhất cho công việc. Nếu công việc này phù hợp với bạn và bạn quyết theo đuổi thì từ ngay bây giờ hãy đặt ra cho mình những mục tiêu, kế hoạch rèn luyện và học tập để chinh phục được ước mơ trở thành kiến trúc sư bạn nhé!

Entry level là gì? Mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp

Có lẽ cụm từ entry level còn khá xa lạ với nhiều bạn bởi đây là một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực tuyển dụng. Để hiểu rõ hơn entry level là gì thì chúng ta cần biết tính chất công việc và entry level dành cho đối tượng nào. Vấn đề này sẽ được giải đáp nhanh trong bài viết sau.

Entry level là gì? Dành cho những đối tượng nào?

Entry level là một cụm từ tiếng Anh được hiểu với nghĩa là vị trí tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm, trong đó không yêu cầu quá nhiều chuyên môn và kỹ năng.  Vì vậy, thường vị trí này sẽ dành cho những bạn trẻ mới ra trường với mức lương khá thấp. Ngoài ra, vị trí công việc còn có thể đòi hỏi một số kiến thức chuyên môn, các công việc ngoài giờ, các công việc được đào tạo online khi tuyển dụng.

Entry level là bước khởi đầu tạo nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên mới ra trường có điều kiện được thực tập để tiếp xúc với tình hình thực tế công việc. Từ đó giúp các bạn có thể hoàn thành kỳ thực tập cuối khóa và đặc biệt tạo cơ hội để định hướng công việc sau khi ra trường.

Đối với các doanh nghiệp, vị trí entry level giúp lựa chọn thế hệ các bạn trẻ có năng lực và nhiệt huyết với công việc. Từ đó bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Như vậy, entry level mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Những lợi ích khi tuyển dụng nhân sự ở vị trí entry level

Mặc dù tuyển dụng vị trí entry level sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhưng những lợi ích mang lại khá lớn. Trong đó, có những lợi ích nổi bật như sau:

Tiết kiệm chi phí: Đối với sinh viên mới ra trường thường chưa có kinh nghiệm làm việc nên mức lương khá thấp. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí. Ở một số công ty vẫn duy trì mức lương như thế nhưng năng suất công việc của các bạn ngày càng tăng cao hơn.

Đào tạo được đội ngũ nhân viên tiềm năng: Với tấm bằng danh giá từ các trường cao đẳng, đại học giúp các bạn có nền tảng vững chắc và rất dễ dàng hòa nhập với công việc. Điều này giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đào tạo được nguồn lực đầy tiềm năng  để bố trí vào các phòng ban.

Nguồn lực có nhiều kỹ năng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không ngừng đổi mới và vận hành các ứng dụng công nghệ vào trong kinh doanh sản xuất. Mà để áp dụng thành công thì rất cần đội ngũ nhân lực trẻ tuổi có khả năng bắt kịp các ứng dụng tiên tiến. Đồng thời với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ là tiềm lực lớn để mở rộng mối quan hệ giao thương với bạn bè đối tác. Từ đó mang đến những kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.

Khi tuyển dụng entry level cần có yêu cầu gì?

Tuyển dụng nhân sự ở vị trí entry level theo 2 trường hợp như sau:

Yêu cầu bằng cấp: Ở một số lĩnh vực như tài chính, tư vấn, tiếp thị, chăm sóc sức khỏe… khi ứng tuyển có những đòi hỏi về bằng cấp cao đẳng/đại học.

Không yêu cầu bằng cấp: Vị trí entry level ở một số công việc như sale, nhà hàng, khách sạn, quảng cáo, một số công việc hành chính… không yêu cầu bằng cấp hay kinh nghiệm.

Ngoài ra, không ít các thông tin tuyển dụng vị trí entry level nhưng phần yêu cầu khá cao từ bằng cấp đến kinh nghiệm. Bởi các nhà tuyển dụng vẫn hy vọng rằng sẽ tìm được các ứng viên có những bài học thực tế. Do vậy, những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc bán thời gian và kinh nghiệm thực tập trước đó là ưu điểm mà bạn có thể trình bày với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, họ vẫn xem xét các ứng viên chưa có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, để ứng tuyển vào vị trí công việc không chỉ phụ thuộc vào những chuyên môn và kinh nghiệm trước đó. Mà quan trọng chính là những kỹ năng mà chúng ta thể hiện với nhà tuyển dụng để họ cảm thấy bạn là người phù hợp. Bởi trong quá trình làm việc, những kiến thức chuyên môn sẽ dần hoàn thiện và vận dụng vào công việc tốt hơn. Thay vào đó, điều bạn cần quan tâm là thể hiện những ưu điểm trong CV thật ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng.

Phần trình bày đã giúp chúng ta hiểu rõ entry level là gì. Qua đây còn giúp các bạn hiểu tường tận vị trí công việc tạo cơ hội phát triển ra sao. Hi vọng với cái nhìn bao quát về công việc này mà mọi người có thể trang bị những kỹ năng cần thiết cho mình. 

Điều phối viên là gì? Thực hiện những công việc nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng hóa, dịch vụ sẽ cần đến vị trí công việc điều phối viên. Vậy điều phối viên là gì? Họ thực hiện những công việc nào? Cần có những kỹ năng gì để trở thành điều phối viên chuyên nghiệp? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong phần trình bày sau.

Điều phối viên là gì? Thực hiện những công việc nào?

Điều phối viên là những người lên kế hoạch, tổ chức và sắp xếp công việc. Trong đó, nhân viên điều phối phải đứng ra theo dõi quá trình thực hiện để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ. Đồng thời họ sẽ quan sát và xử lý những tình huống phát sinh, điều hướng nhân viên thực hiện công việc để cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cụ thể, công việc của một điều phối viên được phân chia như sau:

Bên ngoài doanh nghiệp: Các điều phối viên có nhiệm vụ phối hợp với các đối tác để tổ chức công việc, đưa ra các chính sách nhằm gắn kết các đối tác và thống nhất trong hoạt động. Ngoài ra, họ còn phối hợp với các đơn vị để hỗ trợ cho các dự án, xây dựng các chương trình liên kết mở rộng thị trường để phát triển các sản phẩm của công ty.

Bên trong doanh nghiệp: Nhiệm vụ của điều phối viên bên trong doanh nghiệp là phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện một số công việc nội bộ trong các dự án. Trong đó là lập kế hoạch thực hiện các dự án, ghi nhận các phản hồi và thực hiện việc báo cáo các hoạt động diễn ra trong nhiệm vụ được giao. Đồng thời trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của điều phối viên còn thu thập thông tin, lưu trữ và quản lý hồ sơ, xử lý các số liệu để tổng hợp tình hình. Từ đó tiến hành phân tích và đánh giá kết quả công việc để báo cáo cho lãnh đạo cấp trên và phục vụ trong công tác quản lý nhà nước.

Các kỹ năng cần có của một điều phối viên chuyên nghiệp

Để trở thành một điều phối viên chuyên nghiệp thì trước tiên các bạn cần biết những kỹ năng cần có để đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong đó, có những kỹ năng quan trọng như sau:

Kỹ năng điều phối: Đây là một kỹ năng bắt buộc của một điều phối viên để vận hành công việc. Trong đó, các bạn sẽ đóng vai trò là người giám sát để thúc đẩy và gắn kết các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không có kỹ năng này thì công việc sẽ bị tồn đọng và không bao giờ hoàn thành đúng tiến độ.

Kỹ năng hướng dẫn: Điều phối viên sẽ thường xuyên lên kế hoạch và sắp xếp công việc cho nhân viên của mình. Do vậy, các bạn cần có kỹ năng hướng dẫn để nhân viên hiểu rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ của họ.

Kỹ năng quản lý thời gian: Nếu hoạt động trong lĩnh vực sự kiện thì kỹ năng quản lý thời gian đối với điều phối viên là cực kỳ quan trọng. Bởi các sự kiện thường phát sinh thời gian diễn ra có khi quá lâu hoặc kết thúc sớm hơn dự kiến. Do vậy, các điều phối viên cần chủ động trong mọi việc để chương trình diễn ra theo đúng kế hoạch.

Kỹ năng giao tiếp: Điều phối viên sẽ thường xuyên tiếp xúc với các đối tác để hoàn thành dự án. Đồng thời họ sẽ làm trung gian giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới, làm việc với các phòng ban liên quan. Vì vậy, các điều phối viên cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo và đàm phán để mang đến thành công trong công việc.

Kỹ năng tiếp thu cái mới: Công việc điều phối viên không chỉ trực tiếp giám sát mà các bạn cần quản lý nhân viên thông qua phần mềm công nghệ. Do vậy, chúng ta cần tiếp thu và học hỏi các phần mềm ứng dụng để quản lý công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Quy trình điều phối công việc theo đúng chuẩn

Mỗi một lĩnh vực khác nhau thì điều phối viên sẽ có những cách thức hoạt động khác nhau. Nhưng chung quy một quy trình điều phối công việc theo đúng chuẩn sẽ tiến hành theo các bước sau:

Xác định mục tiêu: Để bắt đầu công việc thì các bạn cần hiểu rõ mục tiêu cần đạt được. Khi đã xác định được mục tiêu thì mới chuẩn bị những nội dung cần thiết, trong đó bao gồm quá trình thực hiện và thời gian hoàn thành.

Lên kế hoạch thực hiện: Khi đã xác định được mục tiêu và có cái nhìn tổng quan về bức tranh công việc thì chúng ta mới tiến hành lên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Ví dụ khi lên một kế hoạch tổ chức sự kiện thì các bạn cần chuẩn bị những gì để quá trình sự kiện diễn ra suôn sẻ ở các giai đoạn trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện.

Phân công và kiểm soát: Sau khi lên kế hoạch chi tiết và phổ biến đến từng thành viên thì điều phối viên sẽ phân công và trực tiếp hướng dẫn công việc. Đồng thời kiểm soát quá trình thực hiện để đôn đốc thời gian hoàn thành, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh để đảm bảo công việc không bị gián đoạn.

Với những phân tích trên đã giúp chúng ta hiểu rõ điều phối viên là gì. Nhìn chung, đây là công việc đầy tiềm năng phát triển mà các bạn có thể tìm thấy trong các lĩnh vực như: vận tải, tổ chức sự kiện, điều phối kho hàng và giao hàng… Đây cũng là công việc mang đến thu nhập ổn định nhờ lương và thưởng hấp dẫn. Mọi người có thể cân nhắc lựa chọn hướng đi vững chắc trong ngành nghề này nhé!

Khóa luận tốt nghiệp là gì? Những thông tin liên quan đến khóa luận tốt nghiệp

Nếu bạn là một sinh viên đại học, chắc hẳn bạn phải biết đến khóa luận tốt nghiệp. Đây được xem là thử thách cuối cùng của quãng đời sinh viên mà bạn phải trải qua. Kết quả đạt được khi làm khóa luận tốt nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả cuối cùng khi ra trường. Vậy bạn đã nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến khóa luận tốt nghiệp hay chưa?

Dưới đây là những thông tin liên quan đến khóa luận tốt nghiệp là gì? Hãy tham khảo để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân nhé.

Khóa luận tốt nghiệp là gì?

Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể cho cụm từ khóa luận tốt nghiệp. Nó sẽ phụ thuộc vào cách nghĩ của mỗi người mà có những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản về khóa luận tốt nghiệp như sau: Khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học do các bạn sinh viên năm cuối của các trường đại học thực hiện. Được xem là một trong những phương án thay thế cho hình thức thi tốt nghiệp trước đây, giúp các trường đại học đánh giá năng lực của sinh viên trường mình.

Những ai thì được phép làm khóa luận tốt nghiệp?

Để được làm khóa luận tốt nghiệp, ở một số trường đại học sẽ có những quy định khác nhau. Nhưng thông thường, đó sẽ phải là những sinh viên có kết quả học tập tốt trong suốt quá trình học đại học. Còn với những sinh viên không đạt yêu cầu, họ sẽ phải học qua 3 môn theo sự phân công của trường và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp hoặc tùy theo quy định riêng của mỗi trường đại học.

Mục tiêu của việc làm khóa luận tốt nghiệp?

Có nhiều bạn thắc mắc vì sao phải làm khóa luận tốt nghiệp, bởi vì sau khi ra trường sẽ không áp dụng được vào thực tế. Câu trả lời dành cho bạn như sau:

Là hình thức giúp nhà trường đánh giá được năng lực sinh viên của mình. Từ đó làm cơ sở để cho điểm và xếp hạng sinh viên khi tốt nghiệp.

Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường trong thời gian qua.

Giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng khác nhau cho quá trình làm việc sau này. Bạn phải chủ động lên ý tưởng, đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. Bạn phải chủ động tìm kiếm, khảo sát thông tin và sau đó triển khai thật hợp lý vào khóa luận tốt nghiệp của mình.

Sau khi hoàn thành khóa luận, bạn sẽ biết được cách đặt vấn đề, đi tìm nguyên nhân cũng như hướng giải quyết phù hợp. Từ đó, rèn luyện khả năng tư duy logic, tính chủ động để hoàn thành thật tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Ngoài ra, trong suốt thời gian thực hiện, bạn sẽ được tiếp cận các đơn vị, công ty có liên quan đến lĩnh vực mà mình thực hiện. Từ đó mở rộng được mối quan hệ cho bản thân, là cơ hội tốt cho quá trình làm việc sau này.

Những gợi ý để có được một khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh nhất

Sau khi đã tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp là gì? Hy vọng bạn đã có được cái nhìn cơ bản nhất về nó. Và với những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có được bài khóa luận tốt nhất.

Chọn đề tài nghiên cứu: Bạn nên lựa chọn đề tài là thế mạnh của bản thân, đồng thời nó phải có cả ý nghĩa lý luận lẫn ý nghĩa thực tế. Như vậy sẽ giúp bài khóa luận có được giá trị cao. Đề tài nghiên cứu của bạn phải đảm bảo không được trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã có trước đó. Và nên tham khảo qua Giáo viên hướng dẫn trước khi quyết định.

Xây dựng đề cương nghiên cứu: Đây được xem là xương sống của cả bài, nó sẽ giúp bạn định hình được những bước mình cần thực hiện tiếp theo. Hãy lên những đề mục, nội dung cần có của bài khóa luận, từ đó bổ sung những ý chính cho mỗi phần trong bài viết. Sau khi có bản đề cương chi tiết, nó sẽ là cơ sở giúp bạn hoàn chỉnh bài khóa luận được tốt nhất.

Tham khảo tài liệu: Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu, bạn nên tham khảo các bài khóa luận trước đó có cùng nội dung với mình cũng như các tài liệu liên quan để có được cái nhìn tổng quát, cách thức triển khai cũng như thông tin cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần có sự chọn lọc cho mình nhé.

Khóa luận tốt nghiệp được xem là bài nghiên cứu khoa học đầu tay của mỗi bạn sinh viên, chính vì thế sẽ có rất nhiều những khó khăn và thử thách mà bạn phải trải qua. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước khả năng của mình cũng như học hỏi thêm được nhiều kỹ năng khác nhau. Chúc bạn hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Những cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình

Bạn có một cuộc sống mà với nhiều người, đó là một cuộc sống đáng ngưỡng mộ với một công việc ổn định, có thời gian dành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, lâu dần, cuộc sống đó khiến bạn cảm thấy tẻ nhạt và muốn tìm kiếm sự bức phá cho bản thân. Thế nhưng bạn không biết phải làm thế nào để có thể bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Vậy thì bài viết dưới đây chắc chắn là dành cho bạn.

Hãy cố gắng thực hiện những hành động nhỏ, bạn sẽ thấy kết quả đáng ngạc nhiên đấy nhé. Với những gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được sự tự tin, động lực để bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình.

  1. Tập làm quen với một thói quen mới

Hàng ngày, bạn chỉ lặp đi lặp lại những hành động, việc làm quen thuộc như đến văn phòng làm việc rồi lại về nhà và nấu ăn, nghỉ ngơi. Những hành động này khiến cuộc sống của bạn trở nên tẻ nhạt, nhàm chán và cũng như không giúp ích gì cho sự phát triển trong tương lai. Vậy thì tại sao bạn không thử tập làm quen một thói quen mới, những thói quen có ích hơn cho tinh thần, trí tuệ hay sức khỏe của mình.

Đó có thể là dành thời gian cho việc đọc sách, luyện tập thể dục hay thói quen tiết kiệm tài chính cho bản thân. Bạn hãy liệt kê những công việc mà bản thân cảm thấy yêu thích, sau đó lựa chọn một việc trong đó và cam kết thực hiện trong suốt 30 ngày. Bước này sẽ giúp bạn hình thành nên một thói quen hay ho mới.

  1. Tập làm quen với người lạ

Bạn có phải là người nhút nhát và không dám làm quen với người lạ. Bạn luôn cảm thấy lạc lõng giữa những bữa tiệc. Vậy thì bây giờ, hãy tập làm quen với một người nào đó mà bạn chưa từng quen biết. Bạn có thể bắt đầu với những câu hỏi đơn giản như về họ tên, độ tuổi, quê quán hay nghề nghiệp của họ. Sau đó, dần mở rộng với những chủ đề khác nhau. Sau khi kết thúc buổi nói chuyện, bạn có thể ngạc nhiên với khả năng của mình cũng như cảm giác vui vẻ khi được làm quen với một người bạn mới.

Bước này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân, đồng thời giúp mình chạm đến một ngưỡng mới mà trước đây chưa từng nghĩ đến. Với một người mới quen, họ sẽ cho bạn thấy những điều hay ho khác nhau của thế giới, những điều mà bạn chưa từng biết.

  1. Đi du lịch một mình

Đây là trải nghiệm mà bạn nên thử ít nhất một lần trong đời, để thấy những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Khi đi du lịch một lần, bạn sẽ phải tự lo tất cả mọi thứ từ đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi mà không có ai giúp đỡ. Thế nhưng, sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy mình đã dạn dĩ hơn, nỗi sợ trước đây cũng nhỏ bé lại và trên hết, bạn sẽ trải nghiệm được những điều thú vị mà chỉ khi đi một mình mới có ở những vùng đất mà bạn đặt chân đến.

  1. Thay đổi ngoại hình

Bạn vẫn luôn được mọi người đánh giá là người hiền lành, nhẹ nhàng với mái tóc dài buông xõa, với phong cách ăn mặc nữ tính, đơn giản. Vậy thì hãy thay đổi bản thân sang một phong cách mới cá tính hơn. Như cắt một kiểu tóc ngắn, bổ sung vào bộ sưu tập những loại trang phục mạnh mẽ như quần jean, áo da,… hay hình tượng sexy hơn. Có thể những ngày đầu bạn sẽ cảm thấy không quen với hình tượng này, nhưng hiệu ứng tốt đẹp mà nó để lại sẽ rất mạnh mẽ đấy nhé.

  1. Đối mặt với nỗi sợ của mình

Trong mỗi người đều có những nỗi sợ vô hình mà không ai biết được. Và thường họ chọn cách lảng tránh những nỗi sợ đó. Thế nhưng, càng lảng tránh, nỗi sợ càng đeo bám dai dẳng hơn. Cho nên, bạn hãy dũng cảm đối mặt với nỗi sợ của chính mình. Có thể ban đầu, nó thực sự khủng khiếp, những khi bạn đã dần quen, bạn sẽ thấy nỗi sợ đó cũng không lớn như mình nghĩ.

  1. Cố gắng thực hiện ước mơ của mình

Ai trong chúng ta cũng có những ước mơ riêng. Nhưng vì những lý do khác nhau mà chúng ta từ bỏ hoặc lờ đi. Vậy nếu bạn muốn có thêm động lực để bước ra khỏi vùng an toàn của mình, hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình. Bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết từng bước và thực hiện chúng. Bạn có thể thành công hay thất bại với kế hoạch đó, nhưng ít ra khi nhìn lại, bạn không cảm thấy hối tiếc với những điều mà mình đã làm.

Để làm những điều mà bản thân chưa bao giờ thực hiện chắc chắn là một khó khăn. Thế nhưng, một khi mình có sự quyết tâm, bạn sẽ làm được. Dần tiếp cận với chúng, bạn sẽ dần bước qua được giới hạn của bản thân và có được những điều mới mẻ cho cuộc sống của mình.

Làm gì để vượt qua giai đoạn thất nghiệp

Có phải bạn vừa trở thành một trong những “tỷ phú thời gian” vì một lý do nào đó. Và cho dù vì nguyên nhân gì thì thất nghiệp cũng là cụm từ khá ảm ảnh đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách quản lý thì quãng thời gian này sẽ không hẳn là “đen tối” như suy nghĩ của bạn. Vậy khi thất nghiệp nên làm gì để có thể vượt qua được giai đoạn này một cách tốt nhất? Bạn hãy tham khảo một số điều gợi ý dưới đây của chúng tôi nhé.

  1. Thư giãn, nghỉ ngơi

Đã bao lâu rồi bạn chưa tự thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ hay chỉ là những khoảng thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Vậy thì việc đầu tiên mà tôi muốn khuyên bạn khi thất nghiệp đó chính là để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn.

Bạn có thể lựa chọn một chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè hay thử thách với việc đi du lịch một mình. Khi đến một vùng đất mới, ngoài những khoảng thời gian vui chơi, giải trí, bạn còn được khám phá những điều mới lạ. Từ đó mở rộng kiến thức cho bản thân. Và biết đâu, nhờ những chuyến du lịch này mà bạn lại nghĩ ra được những ý tưởng kinh doanh thú vị để thực hiện trong tương lai.

Hay đơn giản hơn là những buổi cafe cùng bạn bè, những bữa cơm quây quần bên gia đình. Những việc mà trước đây, bạn không có đủ thời gian để thực hiện.

  1. Học thêm bất cứ cái gì mà bạn thích

Bạn rất yêu thích vẽ tranh, nhưng bạn chỉ vẽ được những bức tranh đơn giản, theo cảm xúc của mình. Vậy thì trong khoảng thời gian rảnh rỗi này, tại sao không đăng ký một khóa vẽ tranh để nâng cao tay nghề, thõa mãn niềm đam mê.

Bạn có thể lựa chọn học thêm bất cứ cái gì mà bạn yêu thích. Học theo niềm đam mê hay những khóa học bổ sung kiến thức chuyên môn. Hoặc là học thêm một ngôn ngữ mới.

Tranh thủ khoảng thời gian thất nghiệp này để nâng cao kiến thức cho bản thân là một lựa chọn sáng suốt. Giúp bạn có thể tìm được công việc tốt hơn trong thời gian tới. Bạn hãy nhớ rằng, đầu tư cho việc học luôn là phi vụ làm ăn mang lại lợi nhuận cao nhất.

  1. Làm freelancer

Nếu bạn vẫn đang suy nghĩ thất nghiệp nên làm gì thì làm freelancer cũng là lựa chọn giúp bạn duy trì tài chính cho bản thân. Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn con đường làm freelancer. Bởi vì bạn sẽ không bị gò bó trong những khuôn khổ, phép tắc của công ty, doanh nghiệp. Mà bạn có thể chủ động thời gian, khối lượng công việc cho mình.

Tìm kiếm một công việc có thể đảm bảo được mức tài chính tối thiểu cho sinh hoạt hàng ngày sẽ là điều kiện cần thiết để bạn có thể thực hiện được những ước mơ khác của mình.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu hợp tác với các freelancer trong các mảng như thiết kế, viết bài, quản trị fanpage, website,… Chỉ cần bạn có kiến thức, sức khỏe, bạn có thể tồn tại mà không cần phải có một công việc với 8 tiếng/ ngày tại văn phòng công ty.

  1. Kinh doanh

Bên cạnh làm freelancer, kinh doanh một mặt hàng gì đó cũng là ý kiến mà bạn có thể tham khảo. Tùy thuộc số vốn của bạn mà xác định quy mô kinh doanh cho mình. Nếu tài chính cho phép, bạn có thể mở cửa hàng để kinh doanh. Còn không, kinh doanh online cũng được khá nhiều người lựa chọn hiện nay.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên khảo sát thị trường thật kỹ để có được sự chuẩn bị tốt nhất, tránh những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro. Cho nên, nếu bạn có niềm đam mê, đừng ngại ngần thử thách bản thân mình nhé.

  1. Tìm kiếm một công việc mới

Sau khi thất nghiệp, tìm kiếm một công việc mới chính là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Và nếu bạn nghỉ việc vì một lý do khách quan nào đó, thì đây chính là việc bạn nên làm tiếp theo.

Hãy chuẩn bị cho mình một bản CV thật tốt và gửi chúng đến tất cả những vị trí mà bạn mong muốn. Trước đó, bạn nên tự xem xét lại bản thân mình xem hiện tại đã đáp ứng được những yêu cầu nào mà các bên ứng tuyển đưa ra. Và những yêu cầu nào còn yếu và thiếu thì bổ sung để tìm được công việc tốt nhất.

Trải qua khoảng thời gian thất nghiệp sẽ không quá khó khăn nếu bạn xác định đúng hướng đi cho bản thân mình. Với những gợi ý sau khi thất nghiệp nên làm gì ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi năng lượng để tiếp tục con đường sự nghiệp sắp tới. Chúc bạn luôn thành công.

 

Đa dạng nhu cầu việc làm tại Đà Nẵng

Trong hội nghị cấp cao APEC vừa qua Đà Nẵng đã kêu gọi được 9 dự án đầu tư du lịch với tổng giá trị lên đến 500 triệu USD. Đây là cơ hội lớn cho ngành du lịch thành phố để thể hiện được năng lực và tiềm năng đầu tư. Vì vậy, đều này sẽ kéo theo nhu cầu lao động sẽ tăng trong năm tới đây, chắc chắn các công ty, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tuyển dụng việc làm, tìm kiếm nhân lực phục vụ cho họ.

Không chỉ du lịch biển được phát triển rộng mở, mà ngay cả mua sắm cũng bắt đầu hình thành, khi mà trung tâm mua sắm dưới lòng đất đang chuẩn bị thi công tiến hành tại bãi biển Sơn Thủy. Tạo ra cơ hội đa dạng việc làm, nếu bạn muốn đến Đà Nẵng làm việc, thì giờ đây bạn đã có thể tìm kiếm việc làm từ những dịch vụ này.

Người tìm việc mong muốn có được cơ hội thử sức mình, trong các công ty nước ngoài, quốc tế tại Đà Nẵng, thì nay đều này đã thành sự thật. Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu đã được ủy ban thành phố kêu gọi đầu tư vào các bến cảng, bến tàu, công viên công cộng, trung tâm ẩm thực quốc tế.

Nếu bạn muốn tìm việc tại Đà Nẵng thì có thể xem qua các website đang nổi tiếng hiện tay:

Tìm việc làm, tuyển dụng tại Đà Nẵng – CareerLink.vn

Tìm việc làm tại Đà Nẵng (Jobs in Da Nang) | Timviec365.vn

Thị xã Hội An và khu bảo tồn Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam, cho biết dự án sẽ giúp thành phố trở thành trung tâm du lịch, mua sắm và tài chính ở miền Trung Việt Nam cũng như một điểm hẹn của UNESCO.

Các ngành công nghệ cao cũng được khuyến khích đầu tư, từ đầu tư nhà nước lẫn tư nhân, đồng thời nâng cao tìm năng phát triển các nguồn năng lượng có trong tự nhiên.

Đà Nẵng, một thành phố cảng nằm trên bờ biển Đông, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam và là trung tâm thương mại và giáo dục chính của miền Trung Việt Nam. Thành phố nổi tiếng với môi trường sạch sẽ, bãi biển đẹp, và các dịch vụ công cộng tốt. Nó thường được coi là thành phố dễ sống nhất ở Việt Nam. Hiện tại, thành phố này có khoảng một triệu người ở khu vực thành thị.

Tìm kiếm việc làm trong ngành lâm nghiệp và đánh bắt cá

Đà Nẵng có ít đất nông nghiệp do vị trí ven biển; do đó, đánh bắt cá đã đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế hơn là nông nghiệp.

Tìm kiếm việc làm trong ngành Du lịch

Ngành du lịch là một thành phần quan trọng của nền kinh tế Đà Nẵng. Nằm trong phạm vi 100 km của 3 di sản văn hoá thế giới của UNESCO, bao gồm thành phố Huế, phố cổ Hà Nội và di tích Mỹ Sơn, Đà Nẵng từ lâu đã được coi là một điểm dừng chân thuận tiện cho du khách vượt qua tuyến du lịch Việt Nam. Đà Nẵng còn có những điểm tham quan riêng như Khu du lịch Bà Nà, Ngũ Hành Sơn (núi Ngũ Hành Sơn), chùa Linh Ứng, bãi biển Non Nước … Số lượng khách du lịch trong vùng tăng lên đáng kể.

Nó sẽ rất thích hợp cho những ai muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch, lẫn làm việc trong các ngành du lịch.

Tìm kiếm việc làm trong ngành công nghiệp

Đà Nẵng đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tuyên bố mục tiêu trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thành phố là 10%.

Các ngành công nghiệp chính ở Đà Nẵng là các ngành công nghiệp máy móc, điện, hóa chất, đóng tàu và hàng dệt. Hiện tại, thành phố có sáu khu công nghiệp (1141,82 ha), một trung tâm CNTT (341 ha), và một khu công nghệ cao (1129,6 ha).

Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chính quyền thành phố đã ban hành nhiều nhượng bộ cho các công ty nước ngoài. FDI hiện chiếm 20% vốn đầu tư vào Đà Nẵng.

Ngoài ra, theo chính quyền thành phố, Công ty Hàng không vũ trụ Hàn Quốc, Tập đoàn Quốc phòng Châu Âu (EADS) và Airbus Industries Information (AIB) đang làm việc để xây dựng một khu công nghiệp sản xuất thiết bị hàng không trong khu vực.

Bạn cũng sẽ thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm trong ngành công nghiệp, kỹ thuật ở Đà Nẵng.

 

Mẹo chọn việc làm ưng ý trong thị trường tìm kiếm việc làm

Khi thị trường lao động chuyển mình hội nhập, bạn có thể thấy mình có khả năng chọn lựa việc làm của mình. Người tìm kiếm việc làm đang ở trong các lĩnh vực có nhu cầu cao và có  được thành tích xuất sắc trong sự thành công trong nghề nghiệp.

Bạn sẽ có thể tận dụng lợi thế của bạn để đạt được một công việc gần với vị trí lý tưởng của bạn. Bạn sẽ có thể chọn một công việc làm phù hợp nhất cho hoàn cảnh cá nhân của bạn và mục đích nghề nghiệp.

Bạn không cần phải nhận công việc đầu tiên mà bạn trúng tuyển, trừ khi bạn chắc chắn đó là vị trí hoàn hảo cho giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp. Thay vào đó, dành thời gian của bạn và đảm bảo công việc tiếp theo của bạn là chính xác những gì bạn đang tìm kiếm. Đây là để tối ưu hóa cơ hội của bạn để lựa chọn công việc tốt nhất.

     1. Luôn ở chế độ tìm kiếm việc làm.

Phải luôn trọng tinh thần, trạng thái luôn luôn tìm kiếm việc làm, bởi lẽ cơ hội việc làm xuất hiện là điều không đoán trước được.

Giữ tất cả hồ sơ tìm kiếm việc làm của bạn được cập nhật. Ghi lại thành công của bạn trong công việc hiện tại, ít nhất mỗi tháng một lần và đưa chúng vào hồ sơ của bạn.

  1. Tạo một hồ sơ về công việc lý tưởng.

Nó sẽ giúp bạn xác định các vị trí hấp dẫn và vượt qua những công việc khác mà bạn nghĩ là không phù hợp. Để làm được điều này, hãy suy nghĩ về các yếu tố trong công việc hiện tại và quá khứ mà bạn đã thích nhất và viết chúng ra.

  1. Xem xét công việc hoàn hảo.

Tham gia một số đánh giá nghề nghiệp trực tuyến để giúp bạn xác định các giá trị, sở thích hoặc đặc điểm tính cách khác mà bạn có thể muốn áp dụng trong công việc lý tưởng của mình. Bạn cũng có thể muốn nhận sự giúp đỡ của một cố vấn nghề nghiệp nếu bạn đang nỗ lực để xác định các khía cạnh quan trọng của sự nghiệp lý tưởng của bạn.

  1. Muốn có nhiều tiền hơn?

Nếu bạn nghĩ bạn nên làm  việc nhiều hơn, hãy cân nhắc việc yêu cầu tăng lương hoặc nhắm mục tiêu các công việc làm khác có mức lương cao hơn. Trong một số trường hợp, một đề nghị cạnh tranh hoặc thay đổi việc làm có thể là cách duy nhất để đảm bảo tăng lương đáng kể.

  1. Có được nhiều kỹ năng hơn.

Nếu công việc tiếp theo bạn muốn làm có đòi hỏi kỹ năng hoặc kiến ​​thức mà bạn không hoàn toàn sở hữu hoặc bạn muốn mở rộng trách nhiệm hiện tại của mình vào các lĩnh vực mới, hãy khám phá xem bạn có thể kết hợp hoặc xây dựng những kỹ năng này ở vị trí của bạn hay không.

Nhà tuyển dụng của bạn có thể linh hoạt hơn bạn nghĩ trong việc sửa đổi công việc của bạn nếu bạn là một nhân viên có phẩm chất ưu tú, và họ không muốn mất bạn.

  1. Giúp các nhà tuyển dụng tìm thấy bạn.

Khi có tình trạng thiếu lao động, chủ lao động trở nên chủ động hơn trong việc tuyển dụng ứng viên thụ động. Họ sẽ có nhiều khả năng sử dụng các trang web tìm kiếm việc làm để tìm lao động.

Xem xét sử dụng một nhà tuyển dụng để giúp bạn tìm được công việc lý tưởng của bạn nhưng đảm bảo rằng bạn không để họ xác định lại mục tiêu của bạn để đáp ứng cung cấp công việc mà họ đang quảng bá.

  1. Nêu bật đề nghị yêu cầu công việc

Đừng ngại đưa ra một đề nghị việc làm mà dường như không lý tưởng. Nếu bạn có nhu cầu cao, các đề nghị khác sẽ đến theo cách của bạn. Trong thời gian thiếu lao động, các công ty thường trả lương cho nhân viên một khoản tiền thưởng cho giới thiệu của ứng viên và các khuyến nghị từ nhân viên hiện tại thường được xem xét cẩn thận trong bất kỳ trường hợp nào.

 

Top 5 website tìm việc làm tại Đà Nẵng

Tìm kiếm việc làm online là một trong những website uy tín được sử dụng nhiều hiện nay. Mức độ uy tín của loại website này dựa trên chất lượng, số lượng tin đăng, mức lương và yêu cầu ngoại ngữ, chuyên môn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra gợi ý top 5 website tìm việc làm uy tín ở Đà Nẵng cho bạn

Website việc làm Careerlink.vn

Website Careerlink.vn hiện nay đang đứng top 1 các website việc làm tại Đà Nẵng với các việc làm cụ thể và các công việc làm đầy đủ khắp các quận huyện thuộc thành Phố Đà Nẵng.

Website với giao diện rõ ràng giúp người tìm việc có thể tìm kiếm trực quan nhanh chóng

Địa chỉ: 270 – 272 Cộng Hòa, P13, Q Tân Bình, Tp HCM

Website: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/da-nang/DN

Website top 1 việc làm Careerlink

(Careerlink.vn website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam) 

Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng

Website trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng hổ trợ cho học sinh, sinh viên và người tìm việc tại Đà Nẵng có thể tìm được công việc thích hợp trong địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là website đứng top 2 trong các website việc làm Đà Nẵng .

Địa chỉ : 278 Âu Cơ, Quận Liên Chiểu TP. Đà Nẵng

Website: http://vldanang.vieclamvietnam.gov.vn/

(Trung tâm việc làm Đà Nẵng GOV)

 

Fanpage Tìm việc làm Đà Nẵng

Fanpage Việc làm Đà Nẵng phi lợi nhuận đứng top3 trong danh sách các website uy tín có thể tìm việc làm tại đà nẵng. Bạn có thể follow và like page để nhận được thông tin việc làm tại Đà Nẵng nhanh chóng nhất.

Website: https://www.facebook.com/danang.timvieclam/

(Fanpage việc làm đà nẵng uy tín)

Website Danang43.vn

Áp lực tìm việc làm của người lao động và tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong ngành ngày càng tăng trong khi chưa có một kênh thông tin tuyển dụng nào tập trung hiệu quả tại Đà Nẵng. Với lẽ đó website www.danang43.vn – website việc làm – tuyển dụng Đà Nẵng được thành lập. Trực thuộc Công ty TNHH Truyền thông DJC (DJC Media Co, Ltd), www.danang43.vn đã từng bước trở thành cầu nối vững chắc giữa người lao động và nhà tuyển dụng. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ hài lòng với việc tìm được ứng viên phù hợp nhu cầu, còn người tìm việc sẽ thỏa mãn với khát vọng vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.

Địa chỉ: 33 Trương Chí Cương, P. Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Website: http://www.danang43.vn/

website viec lam top 4 da nang43

(Website vieclam danang43.vn chuyên việc làm tại Đà Nẵng)

Website danangjob.vn

Được thành lập vào năm 2015, Danangjob.vn đã nổ lực trở thành người kết nối giữa người tìm việc và nhà tuyển dụng. Chúng tôi chuyên đăng thông tin dịch vụ tuyển dụng trực tuyến miễn phí. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ  hài lòng với việc tìm được ứng viên phù hợp nhu cầu, còn người tìm việc sẽ thỏa mãn với khát vọng vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.
 
Trong quá trình phát triển, Danangjob.vn đã không ngừng nỗ lực cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng. Điều này đã đưa Danangjob.vn trở thành một trong những Website tuyển dụng miễn phí hàng đầu tại Đà Nẵng hiện nay.

Địa chỉ: 36/19 Nguyễn Hữu Thọ, TP. Đà Nẵng

Website: https://danangjob.vn/

(Website danangjob đứng thứ 5 trong các websitewebsite việc làm tại Đà Nẵng)

Ngành nhân sự việc làm trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay không thể không sử dụng các  website tuyển dụng tìm việc làm chuyên nghiệp.

Bài viết top 5 các website việc làm trên đây mong muốn giúp đỡ các bạn trẻ cần tìm kiếm việc làm có thể nhanh chóng tìm được việc phù hợp. Hàng ngàn cơ hội đang chờ bạn. Bạn hãy sẵn sàng hồ sơ xin việc thật đẹp để nộp vào các website việc làm ngay bây giờ. Chúc bạn sớm tìm được những công việc phù hợp!