Kỹ năng công sở

Khóa luận tốt nghiệp là gì? Những thông tin liên quan đến khóa luận tốt nghiệp

Nếu bạn là một sinh viên đại học, chắc hẳn bạn phải biết đến khóa luận tốt nghiệp. Đây được xem là thử thách cuối cùng của quãng đời sinh viên mà bạn phải trải qua. Kết quả đạt được khi làm khóa luận tốt nghiệp có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả cuối cùng khi ra trường. Vậy bạn đã nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến khóa luận tốt nghiệp hay chưa?

Dưới đây là những thông tin liên quan đến khóa luận tốt nghiệp là gì? Hãy tham khảo để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân nhé.

Khóa luận tốt nghiệp là gì?

Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể cho cụm từ khóa luận tốt nghiệp. Nó sẽ phụ thuộc vào cách nghĩ của mỗi người mà có những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản về khóa luận tốt nghiệp như sau: Khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học do các bạn sinh viên năm cuối của các trường đại học thực hiện. Được xem là một trong những phương án thay thế cho hình thức thi tốt nghiệp trước đây, giúp các trường đại học đánh giá năng lực của sinh viên trường mình.

Những ai thì được phép làm khóa luận tốt nghiệp?

Để được làm khóa luận tốt nghiệp, ở một số trường đại học sẽ có những quy định khác nhau. Nhưng thông thường, đó sẽ phải là những sinh viên có kết quả học tập tốt trong suốt quá trình học đại học. Còn với những sinh viên không đạt yêu cầu, họ sẽ phải học qua 3 môn theo sự phân công của trường và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp hoặc tùy theo quy định riêng của mỗi trường đại học.

Mục tiêu của việc làm khóa luận tốt nghiệp?

Có nhiều bạn thắc mắc vì sao phải làm khóa luận tốt nghiệp, bởi vì sau khi ra trường sẽ không áp dụng được vào thực tế. Câu trả lời dành cho bạn như sau:

Là hình thức giúp nhà trường đánh giá được năng lực sinh viên của mình. Từ đó làm cơ sở để cho điểm và xếp hạng sinh viên khi tốt nghiệp.

Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường trong thời gian qua.

Giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng khác nhau cho quá trình làm việc sau này. Bạn phải chủ động lên ý tưởng, đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. Bạn phải chủ động tìm kiếm, khảo sát thông tin và sau đó triển khai thật hợp lý vào khóa luận tốt nghiệp của mình.

Sau khi hoàn thành khóa luận, bạn sẽ biết được cách đặt vấn đề, đi tìm nguyên nhân cũng như hướng giải quyết phù hợp. Từ đó, rèn luyện khả năng tư duy logic, tính chủ động để hoàn thành thật tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Ngoài ra, trong suốt thời gian thực hiện, bạn sẽ được tiếp cận các đơn vị, công ty có liên quan đến lĩnh vực mà mình thực hiện. Từ đó mở rộng được mối quan hệ cho bản thân, là cơ hội tốt cho quá trình làm việc sau này.

Những gợi ý để có được một khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh nhất

Sau khi đã tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp là gì? Hy vọng bạn đã có được cái nhìn cơ bản nhất về nó. Và với những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có được bài khóa luận tốt nhất.

Chọn đề tài nghiên cứu: Bạn nên lựa chọn đề tài là thế mạnh của bản thân, đồng thời nó phải có cả ý nghĩa lý luận lẫn ý nghĩa thực tế. Như vậy sẽ giúp bài khóa luận có được giá trị cao. Đề tài nghiên cứu của bạn phải đảm bảo không được trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã có trước đó. Và nên tham khảo qua Giáo viên hướng dẫn trước khi quyết định.

Xây dựng đề cương nghiên cứu: Đây được xem là xương sống của cả bài, nó sẽ giúp bạn định hình được những bước mình cần thực hiện tiếp theo. Hãy lên những đề mục, nội dung cần có của bài khóa luận, từ đó bổ sung những ý chính cho mỗi phần trong bài viết. Sau khi có bản đề cương chi tiết, nó sẽ là cơ sở giúp bạn hoàn chỉnh bài khóa luận được tốt nhất.

Tham khảo tài liệu: Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu, bạn nên tham khảo các bài khóa luận trước đó có cùng nội dung với mình cũng như các tài liệu liên quan để có được cái nhìn tổng quát, cách thức triển khai cũng như thông tin cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần có sự chọn lọc cho mình nhé.

Khóa luận tốt nghiệp được xem là bài nghiên cứu khoa học đầu tay của mỗi bạn sinh viên, chính vì thế sẽ có rất nhiều những khó khăn và thử thách mà bạn phải trải qua. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước khả năng của mình cũng như học hỏi thêm được nhiều kỹ năng khác nhau. Chúc bạn hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Những cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình

Bạn có một cuộc sống mà với nhiều người, đó là một cuộc sống đáng ngưỡng mộ với một công việc ổn định, có thời gian dành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, lâu dần, cuộc sống đó khiến bạn cảm thấy tẻ nhạt và muốn tìm kiếm sự bức phá cho bản thân. Thế nhưng bạn không biết phải làm thế nào để có thể bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Vậy thì bài viết dưới đây chắc chắn là dành cho bạn.

Hãy cố gắng thực hiện những hành động nhỏ, bạn sẽ thấy kết quả đáng ngạc nhiên đấy nhé. Với những gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được sự tự tin, động lực để bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình.

  1. Tập làm quen với một thói quen mới

Hàng ngày, bạn chỉ lặp đi lặp lại những hành động, việc làm quen thuộc như đến văn phòng làm việc rồi lại về nhà và nấu ăn, nghỉ ngơi. Những hành động này khiến cuộc sống của bạn trở nên tẻ nhạt, nhàm chán và cũng như không giúp ích gì cho sự phát triển trong tương lai. Vậy thì tại sao bạn không thử tập làm quen một thói quen mới, những thói quen có ích hơn cho tinh thần, trí tuệ hay sức khỏe của mình.

Đó có thể là dành thời gian cho việc đọc sách, luyện tập thể dục hay thói quen tiết kiệm tài chính cho bản thân. Bạn hãy liệt kê những công việc mà bản thân cảm thấy yêu thích, sau đó lựa chọn một việc trong đó và cam kết thực hiện trong suốt 30 ngày. Bước này sẽ giúp bạn hình thành nên một thói quen hay ho mới.

  1. Tập làm quen với người lạ

Bạn có phải là người nhút nhát và không dám làm quen với người lạ. Bạn luôn cảm thấy lạc lõng giữa những bữa tiệc. Vậy thì bây giờ, hãy tập làm quen với một người nào đó mà bạn chưa từng quen biết. Bạn có thể bắt đầu với những câu hỏi đơn giản như về họ tên, độ tuổi, quê quán hay nghề nghiệp của họ. Sau đó, dần mở rộng với những chủ đề khác nhau. Sau khi kết thúc buổi nói chuyện, bạn có thể ngạc nhiên với khả năng của mình cũng như cảm giác vui vẻ khi được làm quen với một người bạn mới.

Bước này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân, đồng thời giúp mình chạm đến một ngưỡng mới mà trước đây chưa từng nghĩ đến. Với một người mới quen, họ sẽ cho bạn thấy những điều hay ho khác nhau của thế giới, những điều mà bạn chưa từng biết.

  1. Đi du lịch một mình

Đây là trải nghiệm mà bạn nên thử ít nhất một lần trong đời, để thấy những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Khi đi du lịch một lần, bạn sẽ phải tự lo tất cả mọi thứ từ đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi mà không có ai giúp đỡ. Thế nhưng, sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy mình đã dạn dĩ hơn, nỗi sợ trước đây cũng nhỏ bé lại và trên hết, bạn sẽ trải nghiệm được những điều thú vị mà chỉ khi đi một mình mới có ở những vùng đất mà bạn đặt chân đến.

  1. Thay đổi ngoại hình

Bạn vẫn luôn được mọi người đánh giá là người hiền lành, nhẹ nhàng với mái tóc dài buông xõa, với phong cách ăn mặc nữ tính, đơn giản. Vậy thì hãy thay đổi bản thân sang một phong cách mới cá tính hơn. Như cắt một kiểu tóc ngắn, bổ sung vào bộ sưu tập những loại trang phục mạnh mẽ như quần jean, áo da,… hay hình tượng sexy hơn. Có thể những ngày đầu bạn sẽ cảm thấy không quen với hình tượng này, nhưng hiệu ứng tốt đẹp mà nó để lại sẽ rất mạnh mẽ đấy nhé.

  1. Đối mặt với nỗi sợ của mình

Trong mỗi người đều có những nỗi sợ vô hình mà không ai biết được. Và thường họ chọn cách lảng tránh những nỗi sợ đó. Thế nhưng, càng lảng tránh, nỗi sợ càng đeo bám dai dẳng hơn. Cho nên, bạn hãy dũng cảm đối mặt với nỗi sợ của chính mình. Có thể ban đầu, nó thực sự khủng khiếp, những khi bạn đã dần quen, bạn sẽ thấy nỗi sợ đó cũng không lớn như mình nghĩ.

  1. Cố gắng thực hiện ước mơ của mình

Ai trong chúng ta cũng có những ước mơ riêng. Nhưng vì những lý do khác nhau mà chúng ta từ bỏ hoặc lờ đi. Vậy nếu bạn muốn có thêm động lực để bước ra khỏi vùng an toàn của mình, hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình. Bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết từng bước và thực hiện chúng. Bạn có thể thành công hay thất bại với kế hoạch đó, nhưng ít ra khi nhìn lại, bạn không cảm thấy hối tiếc với những điều mà mình đã làm.

Để làm những điều mà bản thân chưa bao giờ thực hiện chắc chắn là một khó khăn. Thế nhưng, một khi mình có sự quyết tâm, bạn sẽ làm được. Dần tiếp cận với chúng, bạn sẽ dần bước qua được giới hạn của bản thân và có được những điều mới mẻ cho cuộc sống của mình.

Làm gì để vượt qua giai đoạn thất nghiệp

Có phải bạn vừa trở thành một trong những “tỷ phú thời gian” vì một lý do nào đó. Và cho dù vì nguyên nhân gì thì thất nghiệp cũng là cụm từ khá ảm ảnh đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách quản lý thì quãng thời gian này sẽ không hẳn là “đen tối” như suy nghĩ của bạn. Vậy khi thất nghiệp nên làm gì để có thể vượt qua được giai đoạn này một cách tốt nhất? Bạn hãy tham khảo một số điều gợi ý dưới đây của chúng tôi nhé.

  1. Thư giãn, nghỉ ngơi

Đã bao lâu rồi bạn chưa tự thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ hay chỉ là những khoảng thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Vậy thì việc đầu tiên mà tôi muốn khuyên bạn khi thất nghiệp đó chính là để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn.

Bạn có thể lựa chọn một chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè hay thử thách với việc đi du lịch một mình. Khi đến một vùng đất mới, ngoài những khoảng thời gian vui chơi, giải trí, bạn còn được khám phá những điều mới lạ. Từ đó mở rộng kiến thức cho bản thân. Và biết đâu, nhờ những chuyến du lịch này mà bạn lại nghĩ ra được những ý tưởng kinh doanh thú vị để thực hiện trong tương lai.

Hay đơn giản hơn là những buổi cafe cùng bạn bè, những bữa cơm quây quần bên gia đình. Những việc mà trước đây, bạn không có đủ thời gian để thực hiện.

  1. Học thêm bất cứ cái gì mà bạn thích

Bạn rất yêu thích vẽ tranh, nhưng bạn chỉ vẽ được những bức tranh đơn giản, theo cảm xúc của mình. Vậy thì trong khoảng thời gian rảnh rỗi này, tại sao không đăng ký một khóa vẽ tranh để nâng cao tay nghề, thõa mãn niềm đam mê.

Bạn có thể lựa chọn học thêm bất cứ cái gì mà bạn yêu thích. Học theo niềm đam mê hay những khóa học bổ sung kiến thức chuyên môn. Hoặc là học thêm một ngôn ngữ mới.

Tranh thủ khoảng thời gian thất nghiệp này để nâng cao kiến thức cho bản thân là một lựa chọn sáng suốt. Giúp bạn có thể tìm được công việc tốt hơn trong thời gian tới. Bạn hãy nhớ rằng, đầu tư cho việc học luôn là phi vụ làm ăn mang lại lợi nhuận cao nhất.

  1. Làm freelancer

Nếu bạn vẫn đang suy nghĩ thất nghiệp nên làm gì thì làm freelancer cũng là lựa chọn giúp bạn duy trì tài chính cho bản thân. Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn con đường làm freelancer. Bởi vì bạn sẽ không bị gò bó trong những khuôn khổ, phép tắc của công ty, doanh nghiệp. Mà bạn có thể chủ động thời gian, khối lượng công việc cho mình.

Tìm kiếm một công việc có thể đảm bảo được mức tài chính tối thiểu cho sinh hoạt hàng ngày sẽ là điều kiện cần thiết để bạn có thể thực hiện được những ước mơ khác của mình.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu hợp tác với các freelancer trong các mảng như thiết kế, viết bài, quản trị fanpage, website,… Chỉ cần bạn có kiến thức, sức khỏe, bạn có thể tồn tại mà không cần phải có một công việc với 8 tiếng/ ngày tại văn phòng công ty.

  1. Kinh doanh

Bên cạnh làm freelancer, kinh doanh một mặt hàng gì đó cũng là ý kiến mà bạn có thể tham khảo. Tùy thuộc số vốn của bạn mà xác định quy mô kinh doanh cho mình. Nếu tài chính cho phép, bạn có thể mở cửa hàng để kinh doanh. Còn không, kinh doanh online cũng được khá nhiều người lựa chọn hiện nay.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên khảo sát thị trường thật kỹ để có được sự chuẩn bị tốt nhất, tránh những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro. Cho nên, nếu bạn có niềm đam mê, đừng ngại ngần thử thách bản thân mình nhé.

  1. Tìm kiếm một công việc mới

Sau khi thất nghiệp, tìm kiếm một công việc mới chính là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Và nếu bạn nghỉ việc vì một lý do khách quan nào đó, thì đây chính là việc bạn nên làm tiếp theo.

Hãy chuẩn bị cho mình một bản CV thật tốt và gửi chúng đến tất cả những vị trí mà bạn mong muốn. Trước đó, bạn nên tự xem xét lại bản thân mình xem hiện tại đã đáp ứng được những yêu cầu nào mà các bên ứng tuyển đưa ra. Và những yêu cầu nào còn yếu và thiếu thì bổ sung để tìm được công việc tốt nhất.

Trải qua khoảng thời gian thất nghiệp sẽ không quá khó khăn nếu bạn xác định đúng hướng đi cho bản thân mình. Với những gợi ý sau khi thất nghiệp nên làm gì ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi năng lượng để tiếp tục con đường sự nghiệp sắp tới. Chúc bạn luôn thành công.

 

Kỹ năng giao tiếp và câu trả lời tốt nhất khi phỏng vấn việc làm

Trong một cuộc phỏng vấn việc làm, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi để đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên, là những kỹ năng liên quan đến cách bạn tương tác với người khác.

Hầu hết các chủ lao động xem xét kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng trong nhân viên. Một người có kỹ năng giao tiếp có thể làm việc tốt với người khác, là một nhân viên giỏi và giao tiếp hiệu quả.

Tầm quan trọng của các câu hỏi liên quan đến cá nhân

Một nhân viên có thể giải quyết các vấn đề, giải quyết xung đột, và xác định các giải pháp sáng tạo. Anh ta có thể làm được điều này thông qua các kỹ năng giao tiếp. Những kỹ năng này không phải là những kỹ năng khó mà bạn có thể định lượng và đo lường, như kỹ năng lập trình máy tính hoặc kiến ​​thức pháp luật. Thay vào đó, đó là những kỹ năng mềm – những phẩm chất hay thái độ mà một người thể hiện.

Điều quan trọng là phải tìm được những người lao động có thể làm việc hợp tác. Vì vậy, các câu hỏi giữa các cá nhân được hướng tới việc xác định xem ứng viên có những kỹ năng mềm quan trọng này hay không.

Nhà tuyển dụng cũng đang tìm kiếm những điểm yếu của bạn. Ví dụ như nếu bạn gặp rắc rối với mâu thuẫn cá nhân, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn không thể tách rời niềm đam mê cá nhân với công việc, một vấn đề chính ở bất cứ nơi làm việc nào cũng hay gặp phải.

Các mẹo trả lời các câu hỏi liên quan đến cá nhân

Chuẩn bị câu trả lời trước – Xem lại các câu hỏi thông thường về nhân sự trước và thực hành các câu trả lời của bạn. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn có một số câu trả lời để sẵn sàng để trả lời bất kỳ câu hỏi phỏng vấn.

Làm một danh sách các kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất được yêu cầu cho công việc – Nhìn lại danh sách công việc và bất kỳ kỹ năng giao tiếp nào được đề cập. Hãy chắc chắn để chuẩn bị câu trả lời chứng minh bạn có mỗi kỹ năng giao tiếp cần thiết cho công việc.

Đưa ra những chứng minh cụ thể: Để tạo được sự tin tưởng trong các câu trả lời, khi phỏng vấn bạn nên ra những minh chứng thể là điều rất quan trọng. Bất cứ ai cũng có thể nói họ là những nhà giải quyết vấn đề lớn; nhưng nếu bạn có một ví dụ về cách bạn sử dụng tư duy hiện đại để xác định các lựa chọn và quyết định một hướng hành động thích hợp, bạn sẽ trông đáng tin cậy hơn nhiều.

Chứng minh kỹ năng của bạn – Trong suốt cuộc phỏng vấn, bạn cũng có thể chứng minh kỹ năng giao tiếp của bạn trong cách bạn tham gia với người phỏng vấn.

Tạo thiện cảm ban đầu – Từ sự bắt tay ban đầu với người phỏng vấn và nụ cười đến cách bạn lắng nghe cẩn thận với các câu hỏi phỏng vấn, ngôn ngữ và giọng điệu của bạn có thể giúp bạn trở thành một người thân thiện và chu đáo.

Khéo léo khi nói về đồng nghiệp – Khi bạn bắt đầu việc làm mới, bạn đã xây dựng mối quan hệ như thế nào? Hãy cho những ông chủ của bạn thấy rằng, họ lựa chọn bạn là một điều đúng đắn, khi nhìn thấy được khả năng của bạn trong công việc, đưa ra những sáng kiến hay ho trong dự án, kế hoạch và trên hết là sự hòa động giữa bạn với những đồng nghiệp, mọi người xung quanh.

Nếu bằng cấp, kinh nghiệm là điều không thể thiếu trong quá trình nộp đơn ứng tuyển việc làm, thì kỹ năng giao tiếp chính là điều quan trọng để bạn vượt qua phỏng vấn của nhà tuyển dụng, đến gần hơn với vị trí công việc mà bạn mong muốn có được, đừng quên rèn luyện, trao dồi và chuẩn bị kỹ năng trước khi phỏng vấn.

 

 

4 cách để kết bạn với đồng nghiệp mới

Bắt đầu một công việc mới, vị trí việc làm mới, công ty mới, đồng nghiệp mới tất cả mọi thứ điều cần thời gian và chính bản thân bạn làm thân với chúng. Trong trường hợp tốt nhất, đồng nghiệp mới của bạn sẽ chào đón bạn vào câu lạc bộ của họ bằng những lời mời cởi mở, nhưng trong nhiều trường hợp, xây dựng mối quan hệ trong công việc không dễ dàng như vậy.

Cho dù bạn tìm thấy chính mình trong một văn phòng đầy thân thuộc, nơi mọi người dường như họ đã là bạn mãi mãi, hoặc bạn chỉ là một chút nhút nhát, hãy làm theo các bước đơn giản để phá vỡ “tảng băng” với đồng nghiệp mới của bạn.

Bước 1: Hòa đồng, cởi mở tạo ra không khí thân tình

Chìa khoá để bắt chuyện với bất cứ ai – có thể là đồng nghiệp, lao công, hoặc chủ tịch công ty của bạn – là hỏi những câu hỏi mở về tự giới thiệu bản thân mình. Hỏi người bạn đồng trang của bạn, về sở thích, gu ăn mặc hay thời gian rảnh rỗi sẽ làm gì? Thư giản ra sao? Hãy chân thành quan tâm đến sở thích của họ và hãy nhớ một số chi tiết cho các cuộc trò chuyện để họ thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.

Chìa khoá thực sự ở đây là chân thành. Bạn có thể làm cho bạn bè nhiều hơn trong hai tháng bằng cách trở nên quan tâm đến người khác hơn bạn, có thể trong hai năm bằng cách cố gắng của mình, bạn cũng sẽ nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp đối với mình.

Bước 2: Hãy chủ động kết bạn với người khác

Bạn sẽ chẳng hài lòng khi ai đó nói “ghét” bạn hay trong bạn có vẻ quá nghiêm túc, chẳng bao giờ có nụ cười. Hãy cởi mở, chủ động đến gần với mọi người hơn bằng cách vui vẻ, nở một nụ cười và trên hết là hãy lắng nghe người khác. Bạn sẽ có được sự đồng thuận dễ dàng hơn trong việc làm.

Bước 3: Tạo mối liên kết thân tình

Một khi đồng nghiệp của bạn đã quen biết bạn trong văn phòng, đừng ngại mở rộng các mối quan hệ của bạn lên một mức cao hơn. Chẳng hạn mời họ một bữa ăn trưa hay ăn tối, hay mời đồng nghiệp đến bữa tiệc sinh nhật của bạn, bạn và những người bạn mới này chắc chắn sẽ có được những giờ hạnh phúc, vui vẻ bên nhau.

Các câu lạc bộ văn phòng cũng rất phù hợp cho việc liên kết ở nơi làm việc-có thể vui vẻ hơn là chi tiêu một giờ mỗi tháng để thảo luận về việc làm, tìm kiếm việc làm cùng những đồng nghiệp của bạn.

Nếu bạn lo lắng về việc chuyển đổi từ đồng nghiệp sang bạn bè thân thiết, bạn có thể thử một cách tiếp cận tinh tế hơn. Lần tiếp theo, một trong những đồng nghiệp của bạn đề cập đến việc cô ấy muốn xem một bộ phim mới hoặc thực hiện một số việc mua sắm sau giờ làm, thì bạn hãy đề nghị bạn đi cùng nhau. Nếu cô ấy có vẻ nhiệt tình và đề nghị dành thời gian và địa điểm để gặp gỡ, bạn sẽ biết rằng bạn đã tìm được một người bạn đồng hành sau khi làm việc.

Bước 4: Không nản lòng

Nếu bạn đã thử hết 3 bước trên mà vẫn chưa thành công, chưa có được sự đồng thuận từ đồng nghiệp ở công ty mới, việc làm mới. Không sao cả, đừng quá lo lắng. Có thể mất thời gian, hoặc đồng nghiệp của bạn có thể quá khắt khe, quá lúng túng về xã hội, hoặc quá bận rộn để đầu tư bất kỳ năng lượng nào trong việc xây dựng tình bạn.

Thực hiện công việc của bạn trong khi làm việc và sau đó dành thời gian rảnh để làm những việc khác mà bạn thích hoặc bắt kịp với tất cả bạn bè tuyệt vời khác của bạn. Sử dụng giờ ăn trưa của bạn để tập thể dục, chạy công việc làm, tìm kiếm việc làm khác hoặc đi dạ tại công viên gần đó. Dần dần, những sự tương tác và nhiệt tình của bạn sẽ làm đồng nghiệp xích lại gần hơn với bạn.

Quan trọng nhất,là luôn giữ một nụ cười trên môi, và không từ bỏ hy vọng – bạn không bao giờ biết khi cái gì đó sẽ gây ra một mối quan tâm chung hoặc tình bạn mới.

Viết đơn xin việc đúng cách

Để gia tăng cơ hội có được vị trí việc làm mà bạn mong muốn, một đơn xin việc ngắn gọn, đầy đủ, súc tích sẽ giúp bạn đến gần hơn với công việc mơ ước.

Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc là một tài liệu gửi kèm cùng với CV của bạn khi đăng ký ứng tuyển việc làm. Nó có vai trò như một lời giới thiệu cá nhân. Đơn xin việc là cần thiết vì nó cho bạn cơ hội để giải thích cho nhà tuyển dụng biết lý do tại sao bạn là ứng cử viên tốt nhất cho công việc. Bạn làm điều này bằng cách làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan.

Đơn xin việc sẽ bổ sung thêm cho CV của bạn nhưng không trùng lặp. Sự đồng thuận chung giữa các nhà tuyển dụng khi nói đến độ dài của các tài liệu này là càng ngắn càng tốt. Thông thường 3-5 đoạn văn ngắn, bì thư không được vượt quá một trang A4. Nếu gửi bằng thư điện tử, hãy đặt văn bản vào phần thân email chứ không phải là tệp đính kèm, để tránh bị phát hiện bởi các bộ lọc thư rác.

Làm thế nào để viết đơn xin việc?

Viết đơn thật ngắn gọn, đảm bảo rằng nó nhấn mạnh sự phù hợp của bạn cho công việc. Nó có thể được chia thành các phần sau:

Đoạn thứ nhất – Câu mở đầu nên nêu rõ lý do bạn viết thư. Bắt đầu bằng cách nêu rõ vị trí bạn đang đăng ký ứng tuyển việc làm, nơi bạn thấy tin đăng tuyển tìm kiếm việc làm đã được quảng cáo và khi nào bạn sẵn sàng bắt đầu làm việc.

Đoạn thứ hai – Nêu lý do tại sao bạn thích hợp với việc làm này, điều gì thu hút bạn đến loại công việc này, tại sao bạn quan tâm đến công việc của công ty và những gì bạn có thể cung cấp cho tổ chức.

Đoạn thứ ba – Tóm tắt các điểm mạnh khác và giải thích làm thế nào những điều này có thể có lợi cho công ty.

Đoạn cuối – Sử dụng đoạn kết thúc để làm tròn lá đơn của bạn. Hoàn thành bằng cách cám ơn nhà tuyển dụng và nói bạn mong muốn nhận được phản hồi như thế nào.

Với nhà tuyển dụng việc làm, thường nhận được nhiều đơn cho mỗi vị trí tuyển dụng, bạn cần đảm bảo rằng đơn xin việc của bạn sẽ gây ấn tượng lâu dài vì những lý do chính đáng. Dưới đây là một số mẹo để tăng cơ hội thành công của bạn:

Hãy ngắn gọn – Lý tưởng là một lá đơn xin việc nên lấy nửa trang A4 hoặc một trang đầy đủ nếu cần. Đọc qua tài liệu và cắt bỏ bất kỳ từ và câu không cần thiết. Đừng lấp đầy không gian có sẵn bằng cách lặp lại những gì đã có trong CV của bạn.

Nhà tuyển dụng– Bạn nên viết lại đơn xin việc mỗi lần bạn xin một vị trí để nhắm mục tiêu đến từng công ty. Gửi một lá đơn chung cho nhiều nơi hiếm khi mang lại kết quả tích cực và các nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn thiếu thời gian và nỗ lực.

Kiểm tra – Không bao giờ dựa vào chương trình kiểm tra chính tả máy tính để nhận mọi lỗi. In bìa thư của bạn và kiểm tra lại cho lỗi chính tả và ngữ pháp trước khi chuyển nó đi. Đồng thời đảm bảo rằng các chi tiết liên lạc của riêng bạn và tên công ty là chính xác.

Định dạng – Trình bày rất quan trọng vì vậy bạn cần phải định dạng đơn chính xác của mình. Hãy đảm bảo rằng tài liệu càng gọn gàng càng tốt, hãy sử dụng phông chữ và kích thước giống như bạn sử dụng trong CV, chú ý sử dụng chất liệu giấy tốt để viết và in ra được rõ ràng.

Xác định ưu điểm– Đó là điểm bán hàng duy nhất của bạn. Hãy tích cực về những gì bạn cung cấp và phác thảo rõ ràng kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đáp ứng những yêu cầu trong mô tả công việc. Chứng minh lý do tại sao bạn là ứng viên hoàn hảo.

Bản sao giấy tờ– Sao lưu yêu cầu trong thư giới thiệu của bạn với bằng chứng hoặc ví dụ thực tế cho thấy cách thức và thời gian bạn đã sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của mình.

 

Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch xin việc hoàn hảo

Cho dù bạn đang có ý định sử dụng các mẫu sơ yếu lý lịch có sẵn, hay tự mình dành thời gian để chuẩn bị cho bản sơ yếu lý lịch của bạn. Sơ yếu lý lịch của bạn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, mà nhà tuyển dụng việc làm yêu cầu cần có. Thu thập các chi tiết sau đây để tạo ra được một bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo, đính kèm vào hồ sơ xin việc làm.

Thông tin liên lạc

Mặc dù phần này có vẻ rõ ràng, nhưng có một số yếu tố cần xem xét. Ví dụ, làm thế nào bạn sẽ hiển thị tên của bạn? Bạn có dự định sử dụng biệt hiệu, chẳng hạn như một cái tên thường gọi, hoặc bạn sẽ sử dụng tên đầy đủ của bạn cho tìm kiếm việc làm? Cho dù bạn chọn cách điền thông tin như thế nào, hãy chắc chắn rằng bạn liên tục thể hiện tên của bạn trên tất cả các tài liệu cá nhân của bạn như danh thiếp.

Chọn một địa chỉ email và một số điện thoại để đưa vào sơ yếu lý lịch của bạn. Khuyên bạn nên thiết lập một địa chỉ email dành riêng cho các hoạt động tìm kiếm việc làm của bạn và sử dụng số điện thoại di động của bạn trong hồ sơ của bạn, vì điều này cho phép bạn kiểm soát thư thoại, người trả lời điện thoại và thời gian.

Hiện diện trực tuyến.

Một cuộc khảo sát tuyển dụng của Jobvite cho thấy 93% các nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm hồ sơ trực tuyến của bạn trước khi họ quyết định phỏng vấn bạn.

Sơ yếu lý lịch hoàn hảo nên bao gồm bất kỳ liên kết nào có liên quan đến công việc của bạn, chẳng hạn như trang web cá nhân, danh mục đầu tư hoặc blog. Nếu công việc của bạn liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội, bạn có thể bao gồm các liên kết đến các tài khoản phương tiện truyền thông xã hội khác như Twitter, Instagram, Facebook, zalo, skype..v.v.

Tạo mẫu viết riêng

Khi bạn viết một bản lý lịch hoàn hảo, nó nên được thiết kế mẫu riêng để hỗ trợ một mục tiêu công việc cụ thể. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo lý lịch của bạn đúng vị trí là xác định mô tả công việc mẫu mà bạn quan tâm và đủ điều kiện để thực hiện.

https://www.youtube.com/watch?v=QVWKqHVPS6w

Kinh nghiệm chuyên môn.

Bản lý lịch hoàn hảo nên trình bày chi tiết về tất cả các vị trí chuyên môn của bạn trong vòng những năm qua. Nếu bạn phục vụ trong quân đội hoặc giữ một vị trí ban lãnh đạo, liệt kê kinh nghiệm này như bạn sẽ có bất kỳ vai trò nào khác trong lịch sử công việc làm của bạn. Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp đại học, hãy bao gồm kỳ thực tập của bạn và bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào đã xảy ra kể từ khi bạn bước vào đại học.

Lịch sử nghề nghiệp

Trước khi bắt đầu viết lý lịch hoàn hảo, hãy liệt kê các danh hiệu bạn đã tổ chức, tên của mỗi người sử dụng lao động, địa điểm bạn làm việc, và ngày tháng làm việc của bạn cho những vai trò này. Mặc dù ngày tháng có thể sẽ không được sử dụng trong hồ sơ của bạn, tốt nhất bạn nên ghi lại rõ ràng những kinh nghiệm trước đây của bạn cho người viết.

Khả năng năng ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ có thể là một điểm tuyệt vời trong sơ yếu lý lịch của bạn. Nếu bạn đa ngôn ngữ, hãy nhớ liệt kê từng ngôn ngữ bạn nói và trình độ thông thạo của bạn.

Giáo dục và phát triển nghề nghiệp

Tạo hồ sơ về tất cả giáo dục của bạn, bắt đầu với bằng cấp gần đây nhất của bạn. Liệt kê cơ sở giáo dục, vị trí của nó, tên của bằng cấp, năm tốt nghiệp của bạn, và bất kỳ danh hiệu nào liên quan .

Mặc dù điều này có thể cảm thấy như rất nhiều công việc bạn cần phải đưa vào sơ yếu lý lịch, bằng cách dành thời gian để kiểm tra sự nghiệp của bạn từ trước đến bây giờ, bạn sẽ thấy những lợi ích về việc làm này, khi có một bản lý lịch hoàn hảo nằm trong tầm tay!